A view about White Canes for the visually impaired

Mr Doan Duc Dan, a trainer at the Thai Binh Blind Association, provides an insight into the use of the white cane for people with visual impairment.  He encourages his peers to stop being hesitant about using the cane.  There’s nothing be be ashamed of, it brings independence.

This afternoon, participants of the massage therapy class and children of the pre-inclusive education class received white canes given by CROP project under ADRA Vietnam. These white canes are meaningful not only because they help people with visual impairment (PVIs) walk more safely but also because they are made by PVIs living at Thien An Home in HCM city.

I still see that some PVIs are not confident using white canes when walking in streets. Of course each person has their own view about using white canes, but generally, they are still hesitant. But it’s different for me. Why shouldn’t I use a white cane when walking without a person without visual impairment to guide me? Firstly, it’ll help me walk better and more confidently. Secondly, it tells others that I am a blind and they should give way to me or let me pass. It is much safer, isn’t it? Feeling shy of using a white cane when walking alone means that the blind still feels a complex and somehow wants to hide the fact that he or she is blind.

In developed countries, when a blind person crosses the street, they only need to raise their white canes and others will help them.  Sometimes, there are even specific paths and signs for the visually impaired. It is so civilized in those countries and the blind are so advantageously supported but they still use white canes when walking, so why don’t we? The transportation system in our country is so complicated, the general obedience to road rules is not so good and people are not always willing to help people with disabilities. It is therefore highly important and essential for the blind to use white canes when walking in the street. The cane gives us independence! We should protect ourselves before asking for help from others, shouldn’t we, my friends?

Thanks to ADRA in Vietnam for giving us one more friend to be a fellow-traveler on our journey!

Cây gậy trắng với người khiếm thị

Chiều nay lớp học nghề và lớp các cháu học chữ Braille trong hội được tổ chức ADRA tặng gậy. Chiếc gậy này không chỉ có ý nghĩa giúp người khiếm thị đi đường thêm an toàn mà nó còn ý nghĩa hơn khi được sản xuất từ một mái ấm dành cho người khiếm thị. Đó là mái ấm Thiên Ân trong thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi nuôi dạy những trẻ em khiếm thị do bác Nguyễn Quốc Phong làm giám đốc. Ở Thái Bình cũng có 2 em đang học tại mái ấm này. Nói về việc dùng gậy để đi lại, mình thấy vẫn còn một số người khiếm thị ngại ngần khi dùng gậy ngoài đường phố. Tất nhiên mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau về vụ này nhưng nhìn chung là ngại. Với mình thì khác! Nếu không có người sáng đi cùng thì không tội gì mà không dùng gậy. Thứ nhất là mình đi sẽ tự tin hơn, chính xác hơn. Thứ 2 là để người sáng biết mình là người khiếm thị vì nhìn thấy gậy mà tránh hay nhường đường. Như thé chẳng an toàn hơn sao? Ngại dùng gậy khi lưu thông một mình nghĩa là người khiếm thị đó vẫn còn mặc cảm và có một phần nhỏ nào đó lảng tránh một sự thật hiển nhiên rằng mình là người khiếm thị hay nói đúng hơn là người mù. Ở các nước phát triển, người khiếm thị sang đường chỉ cần giơ gậy lên là sẽ có người tới giúp dù đường xá của họ đã có làn đường cũng như biển báo đặc biệt dành cho người khiếm thị đi bộ. Ở nước người ta văn minh thế, người khiếm thị được hỗ trợ mọi điều kiện thuận lợi thế mà người ta còn dùng gậy để lưu thông huống chi là mình? Trong khi hệ thống giao thông nước ta cực kì phức tạp, ý thức người dân cũng chưa hẳn đã tốt và không phải lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật thì việc dùng gậy lưu thông càng phải đặt lên hàng đầu. Mình phải tự bảo vệ lấy mình trước khi có sự hỗ trợ của người khác phải không các bạn?

Cảm ơn ADRA đã cho chúng tôi thêm 1 người bạn để đồng hành cùng chúng tôi trên những con đường.


Written by: Doan Duc Dan, Project Beneficiary